Phật Pháp: 10. a. Niệm Phật có:

+ Niệm thầm (tiếng nhỏ).
+ Niệm ra tiếng (lớn).
+ Niệm không ra tiếng (mặc niệm).
+ Niệm Kim cang trì (se sẽ động môi, lưỡi mà niệm).
Niệm thầm thì dễ bị hôn trầm.
Niệm lớn tiếng thì bị mau mệt. (hao hơi)
Duy chỉ có cách niệm "KIM CANG TRÌ" là có thể bền lâu.
Tuy nhiên cũng không nhứt định, nếu như thấy cần thiết thì có thể thay qua, đổi lại cũng không sao.
b. Tâm hôn trầm, tán loạn đã có lâu kiếp nhiều đời rồi, ắt nhiên không thể nào trong một lúc mà an định được. Cho nên người niệm PHẬT nếu thấy tâm không được thanh tịnh cũng đừng có lo ngại chi. Chỉ cần khi niệm PHẬT, mỗi chữ, mỗi câu, đều do từ nơi TÂM mà phát ra, dụng công phu như vậy lâu ngày, sẽ có hiệu quả.
c. Tạp niệm là bịnh, niệm PHẬT là thuốc.
Niệm PHẬT chính là hành môn để trị tạp niệm đó.
Nếu niệm PHẬT mà không thấy hiệu quả, đó là tại mình dụng công chưa được chơn thành và tha thiết.
Cho nên mỗi khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên tâm, cố gắng trì niệm, mỗi chữ, mỗi câu phải rành rẽ, rõ ràng. Thì tạp niệm tự nhiên được dứt trừ.
d. Người học PHẬT, niệm PHẬT đừng quá nên chạy theo hình thức bên ngoài, chỉ quý là ở nơi CHÂN THẬT TU HÀNH.
Hàng cư sĩ Phật tử tại gia không cần phải cạo tóc, mặc áo đà làm chi. Tự có thể để tóc, mặc áo tràng (lam) mà niệm Phật cũng được.
Người thích thanh vắng, không cần phải đánh chuông mõ. Tự có thể yên lặng mà niệm PHẬT cũng được.
Người sợ công việc phiền phức, không cần phải kết bè, lập hội làm chi. Tự mình có thể đóng cửa mà niệm PHẬT.
Người biết chữ, nếu có thật tâm quyết tu, không nhứt định và bắt buộc phải vào chùa nghe kinh. Tự có thể xem kinh, y theo lời dạy trong ấy mà niệm PHẬT.
Trải qua ngàn dặm xa xôi hành hương không bằng hiếu thuận với cha mẹ mà niệm PHẬT.
Giao du với bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát mà chuyên tâm niệm PHẬT.
Hạnh thấp mà vọng nói đạo lý cao siêu, không bằng kẻ thiệt thà, chất phát mà niệm PHẬT.
Tánh ưa thích sự háo kỳ, ham cầu sự linh thiêng của thần thánh, ma quỷ, không bằng chánh tâm tin nơi lý nhơn quả mà niệm PHẬT.
Tóm lại:
a. Người niệm PHẬT:
+ Giữ lòng ngay.

+ Dứt hạnh ác.
Ðây gọi là THIỆN NHƠN.
b. Người niệm PHẬT.
+ Nhiếp tâm trừ tán loạn.
Ðây gọi là HIỀN NHƠN.
c. Người niệm PHẬT.
+ Tỏ rõ tâm tánh.

+ Dứt được hoặc nghiệp.
Ðây gọi là THÁNH NHƠN.
(Liên Tông Bát tổ LIÊN TRÌ đại sư dạy).

Chủ đề:

0 comments

Lên đầu trang