Phật Pháp: 11. a. Pháp môn niệm PHẬT không có chi là kỳ lạ cả.

Chỉ cần: TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT và CỐ GẮNG THẬT HÀNH mà thôi.
Ðiều cần yếu là phải:
+ TIN cho thấu đáo.
+ GIỮ cho bền lâu.
+ MỘT LÒNG chuyên niệm.
Mỗi một ngày đêm niệm hoặc là 30 ngàn câu, 50 ngàn câu, 100 ngàn câu niệm PHẬT, nhứt định không để cho thiếu.
Nếu giữ được như thế trọn đời mà không được vãng sanh thì chư Phật ba đời thành ra vọng ngữ.
(Nhứt định là không có lẽ đó).
b. Người chơn thật niệm PHẬT:
- Buông bỏ cả thân, tâm, ấy là ÐẠI BỐ THÍ.
- Không khởi tâm Tham, Sân, Si, ấy là ÐẠI TRÌ GIỚI.
- Không cải cọ, phải quấy, hơn thua, ấy là ÐẠI NHẪN NHỤC.
- Không gián đoạn, xen tạp, ấy là ÐẠI TINH TẤN.
- Không để cho vọng tưởng buông lung, ấy là ÐẠI THIỀN ÐỊNH.
- Không bị các đường lối tu khác làm cho mê hoặc, ấy là ÐẠI TRÍ HUỆ.
Trái lại, nếu chẳng như thế thì không được gọi là CHƠN THẬT NIỆM PHẬT.
c. Niệm PHẬT có SỰ TRÌ và LÝ TRÌ:
1. SỰ TRÌ là TIN có Phật A DI ÐÀ ở phương Tây, có thế giới Cực lạc, có 9 phẩm sen vàng... quyết chí niệm PHẬT, cầu được sanh về nên niệm PHẬT hoài, thiết tha như con nhớ mẹ không lúc nào quên.
2. LÝ TRÌ là tin Phật A DI ÐÀ, cõi Tây Phương, 9 phẩm sen vàng... trong tâm mình đều có đủ hết, do tâm mình tạo ra hết cả.
Rồi đem câu Nam mô A DI ÐÀ PHẬT ấy, tạo thành ra cái CẢNH để buộc chặc Tâm mình vào đó, khiến cho không lúc nào quên.
(Liên Tông Cửu Tổ NGẪU ÍCH đại sư dạy).
Chủ đề:

0 comments

Lên đầu trang