Pháp Âm: Ba đức tính của tâm Phật



http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-BaDucTinhCuaTamPhat898.WMV

http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-BaDucTinhCuaTamPhat988.mp3

Bài này Thầy kể chuyện Cô Sáu Gà, Cô đã thuyết một bài Pháp sống cho Thầy.
09/04/09
Chùa Nam An
Thanh Bình, Đồng Tháp
Chủ đề:

1 comments

  1. Tâm của Phật ra làm sao để ta niệm được phù hợp với Phật:
    1. Tràng đầy từ bi:
    Tình thương, đem niềm vui đến mọi người, hoá giải mọi khổ đau.
    -Tình thương gần gủi thiết thực ở ngay trong gia đình của mình. Khi chưa biết tu thấy cái gì trái ý nghịch lòng là bực, la. Khi bình tâm tỉnh trí hiểu được người trong gia đình rồi mới thương. Cha Mẹ la rầy là phát xuất từ tình thương. Thương đúng, tâm bình lặng yên tĩnh mới thấy rõ.
    -Giúp đỡ người nghèo khổ khó khăn
    -Ăn chay: 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày, 10 ngày, trường chay. Muốn được khỏe mạnh trường thọ sống lâu thì phải không sát sanh, ăn chay. Bây giờ rất nhiều người ăn chay trên thế giới. Trong kinh Phật dạy không có tội nào nặng bằng tội sát sanh, không có phước nào lớn hơn phước phóng sanh.

    2. Tâm không dính mắc vào bất cứ sự vật gì:
    Mình có dính với tiền, con cháu, danh vọng, khen chê. Mình phải tập gỡ bớt lần lần. Chứ Phật tới rước mà mình còn dính mắc làm sao đi được. Muốn buông phải biết tất cả mọi sự vật:
    a. Như huyễn: như trò ảo thuật
    b. Như sóng nắng: ánh nắng chập chờn giống như nước, xa thấy đẹp lại gần không thấy gì hết
    c. Như bóng trăng đáy nước
    d. Như hư không, rỗng không không thật
    e. Như tiếng vang trong khe núi: tất cả âm thanh cũng như tiếng vang không thật, nghe gì trái ý nghịch lòng thì hít vô "A Di" thở ra "Đà Phật"
    f. Như lầu đài trên mặt biển
    g. Như mộng: những đau buồn, vui mừng đều đã qua
    h. Như bóng
    i. Như ảnh, bóng trong gương
    j. Biến hoá, ảo mộng
    Tất cả chỉ là tạm bợ vay mượn: hơi thở mượn vô trả ra: hít vô "A Di" thở ra "Đà Phật" thấy rõ mạng sống trong hơi thở. Một câu niệm Phật đầy đủ giới định tuệ.
    Một bước "A Di", một bước "Đà Phật"
    Quét nhà, lặt rau đều niệm được. Nói vậy chứ cũng phải có thời khoá. Sáng tĩnh toạ niệm Phật, lạy Phật sám hối. Tối cũng vậy. Sự tu tập rất gần gủi trong sinh hoạt hằng ngày. Giặc đồ, xúc miệng, ăn cơm, hơi thở...tất cả đều là vay mượn.
    Ngu là không thấy được lẽ thật. Khổ là vì lo cho thân tâm của mình.
    Trí tuệ Bát Nhã: Bồ Tát Quán Tự Tại soi thấy thân tâm không thật nên vượt qua hết mọi khổ đau.
    3. Tâm thanh tịnh sẳn có: vì cảnh duyên bên ngoài nên bị phiền não. Đi đứng ngồi nằm Niệm Phật để lắng hết cặn bã bên ngoài.

    ReplyDelete

Lên đầu trang